Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Mỹ - Triều Tiên: Nửa thế kỷ tạo con bài chiến lược

Nhận thức được sức mạnh của vũ khí hạt nhân trong việc bảo vệ lãnh thổ, năm 1956, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Kim Nhật Thành, các nhà khoa học Triều Tiên bắt đầu tiến hành việc nghiên cứu nhằm làm chủ công nghệ này.

Năm 1958, trước việc người Mỹ triển khai tên lửa Honest mang đầu đạn hạt nhân và lực lượng pháo hạt nhân 280mm đến Hàn Quốc, Triều Tiên và Liên Xô lập tức ký một thỏa thuận hợp tác, theo đó phía Liên Xô sẽ giúp Triều Tiên xây dựng Trung tâm hạt nhân Yongbyon, nằm ở Nyongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng 90km về phía Bắc, bao gồm một nhà máy chế tạo nhiên liệu, một cơ sở tái chế nhiên liệu cùng các lò phản ứng Magnox công suất 5MW (MegaWatt), sử dụng chất Urani làm nhiên liệu.

Năm 1962, các lò phản ứng ở Nyongbyon đạt được công suất 2MW (đến năm 1974 được nâng lên thành 4MW).

Từ năm 1970, Triều Tiên bắt đầu khai thác quặng Urani ở một số mỏ nằm gần tỉnh Sunchon và Pyongsan.

Sau khi nắm được những công nghệ cơ bản về chế tạo vũ khí hạt nhân, song song với việc triển khai các lò phản ứng, từ năm 1980 đến 1985, Triều Tiên tiến hành xây dựng thêm một nhà máy ở Trung tâm hạt nhân Yongbyon để tích lũy Urania. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế Liên Hiệp Quốc (IAEA) thời điểm đó, các lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon đạt đến sức mạnh 8 MW.

Năm 1985, tuy Triều Tiên ký “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT) nhưng vẫn lặng lẽ nghiên cứu và hoàn thiện cách chế tạo loại vũ khí này bất chấp các biện pháp ngăn cản, trừng phạt, bao vây cấm vận của Liên Hiệp Quốc cùng một số quốc gia khác như Mỹ, Anh, Pháp…

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét