Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Cải tiến giúp tên lửa Iraq đánh lừa lá chắn Patriot năm 1991

Cải tiến giúp Iraq chọc thủng lá chắn Patriot Mỹ năm 1991

 Tổ hợp Patriot của Arab Saudi đánh chặn tên lửa phiến quân Houthi.

Các tổ hợp phòng không Patriot PAC-2 của quân đội Arab Saudi mới đây gây thất vọng khi có màn trình diễn tệ hại trước đợt tấn công bằng tên lửa đạn đạo Burkan của phiến quân Houthi ở Yemen. Một người chết và hai người ở thủ đô Riyadh bị thương trong vụ tấn công khiến các chuyên gia tin rằng Patriot đã chặn hụt tên lửa phiến quân.

Lá chắn Patriot do Mỹ sản xuất bố trí ở Riyadh cũng từng bị xuyên thủng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 bởi giải pháp cải tiến tên lửa đạn đạo Scud của quân đội Iraq. Scud chính là nền tảng để phiến quân Houthi cải tiến thành tên lửa Burkan-2H, theo National Interest.

Chuyên gia Joseph Cirincione, người từng nghiên cứu sâu về tổ hợp Patriot PAC-2 trong Chiến tranh vùng Vịnh, cho biết một cải tiến đơn giản trên tên lửa Scud có thể đã vô tình giúp quân đội Iraq cũng như phiến quân Yemen đánh bại hệ thống phòng không hiện đại của Arab Saudi.

Biến thể Scud cơ bản có tầm bắn khoảng 300 km. Để tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Arab Saudi, các kỹ sư Iraq đã tăng chiều dài quả đạn và giảm khối lượng đầu đạn, giúp tên lửa Scud có thể bay xa tới 600 km. Điều này cũng được phiến quân Houthi áp dụng trên mẫu Burkan-2H. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ không mong muốn là khiến quả đạn trở nên kém ổn định.

Trong quá trình bay, tên lửa Scud có thể đạt độ cao tới 100 km trước khi lao xuống mục tiêu. Tuy nhiên, do phần đầu quá nhẹ, quả đạn thường rơi song song với mặt đất thay vì đâm thẳng xuống như thiết kế. Áp lực quá lớn trong quá trình rơi theo phương ngang khiến tên lửa vỡ thành nhiều mảnh, bốc cháy và rơi xuống đất.

Máy tính điều khiển hỏa lực của tổ hợp Patriot PAC-2 hiểu nhầm quá trình này. Nó coi mỗi mảnh vỡ của quả đạn Scud là một tên lửa hoàn chỉnh, khiến hàng chục mục tiêu đột ngột xuất hiện trên màn hình của kíp điều khiển Patriot. Thời gian phản ứng quá ngắn khiến nhóm vận hành không thể phân tích nguyên nhân, buộc họ phóng một hoặc hai quả đạn cho mỗi mục tiêu. Trong một số trường hợp, máy tính chiếm quyền điều khiển và tự động phóng đạn đánh chặn.

Tổ hợp tên lửa Patriot PAC-2 của Arab Saudi. Ảnh: National Interest.

Tổ hợp tên lửa Patriot PAC-2 của Arab Saudi. Ảnh: National Interest.

Người quan sát bên ngoài thường coi vụ nổ của đầu đạn Patriot là dấu hiệu đánh trúng mục tiêu. Tuy nhiên, quả đạn PAC-2 sử dụng đầu nổ văng mảnh với tầm sát thương tối đa chỉ vài chục mét.

Trong nhiều trường hợp, tên lửa Patriot nhắm vào mảnh vỡ có tốc độ nhỏ, thay vì hướng tới đầu đạn Scud tách rời trước đó và kíp vận hành sẽ nhận thông báo "có khả năng đã diệt mục tiêu" trên màn hình. Nếu không có báo cáo về thiệt hại dưới mặt đất, quân đội Arab Saudi sẽ coi đó là một vụ đánh chặn thành công.

"Iraq và phiến quân Houthi đã vô tình chế tạo loại đầu đạn tàng hình có tốc độ cao, được bảo vệ bởi hàng loạt mồi bẫy. Độ chính xác của chúng tương đối kém, nhưng cũng rất khó bị đánh chặn. Phần mềm điều khiển đã được nâng cấp, nhưng khoảng một nửa trong 158 quả Patriot được phóng trong Chiến tranh vùng Vịnh đều nhắm tới mục tiêu giả", ông Cirincione tiết lộ.

Tử Quỳnh

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét